Ngày thương binh liệt sỹ 27/7

NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ 27 – 7 – 1947

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp âm mưu trở lại xâm lược nước ta. Núp sau quân Anh – Ấn, chúng trắng trợn gây nên những vụ xung đột vũ trang ở nhều nơi thuộc Nam bộ, trung Bộ. Tiếp đó, khi vào thay thế quân đội Tưởng Giới Thạch ở Bắc Bộ, thực dân Pháp gây ra những vụ bắn phá giết hại dân ta ở Hải Phòng, Hà Nội… mở đường cho việc xâm lược cả nước ta.Kiên quyết bảo vệ thành quả của cách mạng, giữ gìn độc lập, tự do, quân và dân ta ở những nơi thực dân Pháp gây hấn đã chiến đấu anh dũng, chặn bàn tay đẫm máu của thực dân xâm lược. Trong cuộc chiến đấu này, một số chiến sĩ, đồng bào ta bị thương và hy sinh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã dành tình thương yêu của mình, góp phần chăm sóc các gia đình liệt sĩ, anh em thương binh, bệnh binh một cách tận tình và chu đáo.

Ngày thương binh liệt sỹ 27/7
Ngày thương binh liệt sỹ 277

Đầu năm 1946 “Hội giúp binh sĩ tử nạn” sau đổi tên là “Hội giúp binh sĩ bị thương” được thành lập ở Thuận Hóa (Bình trị Thiên) ở Hà Nội và một số nơi khác. Hồ Chủ tịch là Hội trưởng danh dự của hội.

Ngày 28/5/1946, “Hội giúp binh sĩ bị nạn” tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại nhà hát thành phố Hà Nộivà Chủ Tịch đã đến dự. Ngày 7/11/1946, cũng tại nhà hát thành phố Hà Nội, buổi quyên góp ủng hộ quần áo giầy mũ cho chiến sĩ ngoài mặt trận đã được tổ chức, mở đầu cuộc vận động “Mùa đông chiến sĩ”; tại đây Hồ Chủ tịch cởi chiếc áo rét của Người đang mặc để tặng binh sĩ.

Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chiến tranh lan rộng ra nhiều vùng. Số người bị thương, hy sinh tăng lên. Đời sống của chiến sĩ, nhất là những chiến sĩ bị thương gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Trong tình hình ấy, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng về công tác thương binh liệt sĩ, góp phần ổn định đời sống tinh thần và vật chất của thương binh, gia đình liệt sĩ trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Tháng 6/1947, đại biểu của tổng bộ Việt Minh Trung ương Hội Phụ nữ Cứu quốc, Trung ương Đoàn thanh niên cứu quốc, Cục chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh, liệt sĩ và thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ Tịch chọn một ngày nào đó là ngày thương binh. Sau khi cân nhắc nhiều mặt, Hội nghị nhất trí đề nghị Trung ương lấy ngày 27/7/1947 làm ngày thương binh, liệt sĩ – ngày toàn dân cùng thể bhiện đạo lý Uống nước nhớ nguồn.

Sản phẩm - Dịch vụ có tốt?

Nhấp vào ngôi sao để xếp hạng nó!

Đánh giá trung bình 4.5 / 5. Số phiếu bầu: 6

Không có đánh giá nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Scroll to Top